CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG SINH HOẠT CHO NGƯỜI THOÁI HÓA KHỚP

8:18 AM |
Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến nhất là đối với những người tuổi trung niên. Bệnh nhân thoái hóa khớp lâu ngày, do lớp sụn khớp bị bào mòn làm trơ ra đầu xương lồi lõm, các đầu dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên bệnh nhân thường cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn. Do vậy, khi thời tiết thay đổi, các cơn đau khớp sẽ kéo đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.


Một số lời khuyên cho bệnh nhân thoái hóa khớp :

 Ăn uống, duy trì cân nặng hợp lý

Đảm bảo hấp thu đầy đủ các vi chất cần thiết như canxi, vitamin C, D, ăn nhiều trái cây, cá hồi, các loại hạt, rau lá xanh, cải xoăn… Hạn chế các chất kích thích, thịt đỏ, chất béo bão hòa, đồ ăn quá chua, quá mặn… Đặc biệt, duy trì cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực cho các khớp, giúp khớp không bị thoái hóa sớm.

Vận động phù hợp

Càng bị đau nhức xương khớp người bệnh càng sợ cử động, dẫn đến các khớp tê cứng và bệnh càng nặng thêm. Vì vậy, khi bị đau khớp vẫn cần vận động phù hợp để khớp được “hô hấp”, mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất từ dịch khớp. Những môn thể thao nên tập gồm bơi lội, khiêu vũ, uốn dẻo... dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ. Ngược lại, cần tránh bóng đá, bóng chuyền, tennis, mang vác nặng

Giữ khô và ấm cho cơ thể

Khi trời trở lạnh, cần mặc đủ ấm, dùng khăn quàng cổ, găng tay, tất… Hạn chế chân, tay bị ẩm ướt, cần nhanh chóng lau khô người khi đi mưa. Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng cần làm nóng/ấm xung quanh vị trí đau bằng dầu hoặc chườm nóng. Không nên xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau).
  
Không tự ý dùng thuốc giảm đau

Khi khớp bị đau nhức, nên đi khám bác sĩ sớm để được chỉ định điều trị phù hợp. Không nên tự chẩn đoán bệnh và tự ý mua thuốc giảm đau về dùng (thường chứa corticoid dễ gây tổn thương dạ dày, phù nề, suy giảm hệ miễn dịch). Tránh áp dụng các phương cách điều trị truyền miệng, các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có chứng cứ nghiên cứu khoa học rõ ràng.

Chăm sóc sụn khớp mỗi ngày

Thoái hoá sụn là nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp và viêm khớp - những bệnh lý gây đau đớn khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, mỗi người cần chủ động nuôi dưỡng sụn khớp một cách khoa học để phòng ngừa bệnh khớp đến sớm và tăng nặng. Sử dụng dưỡng chất sinh học UC-II giúp tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp hiệu quả, từ đó phòng tránh và giảm thiểu các cơn đau khớp khi thời tiết thay đổi.


Chi tiết…

BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP NÊN ĂN GÌ

10:41 PM |
   Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến thường gặp nhiều ở người cao tuổi, bệnh này là hiện tượng già đi của sụn khớp cùng các bộ phận khác của cơ thể, các bộ phận sẽ yếu đần theo thời gian. Từ 70 trở đi hầu hết tất cả mọi người đều có dấu hiệu mắc phải bệnh thoái hóa khớp.
     Tổn thương khớp thường gặp ở cột sống nhất là vùng thắt lưng và cột sống cổ, ở chi dưới thì thường bị các khớp gối, khớp hang, ở các chi trên thì thường bị khớp vai.Thoái hóa khớp, bệnh phổ biến ở người cao tuổi,

BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP NÊN ĂN GÌ

Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp :

Nên dùng các loại thịt heo, thịt gia cầm (gà, vịt, bò) cá biển tôm, cua sò.

Cần bổ sung thêm vitamin D, B, K, acid folic, calcium, sắt có chứa trong các loại rau.

Dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ôliu…

Tăng cường các loại trái cây như: đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, 2 hoạt chất có tác dụng kháng viêm.

Có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa Glucosamin, Chodroitin Boswellia Serrata: có tác dụng chống viêm đau trong bệnh khớp, Curcuma longa là rất cần thiết trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp.

Những thực phẩm không tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp

Cần tránh tất cả món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Do đó không chỉ thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông mà ngay cả bánh kẹo cũng nên hạn chế sử dụng.

Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như: cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối.

Hạn chế hoặc không dùng các đồ uống có cồn như rượu, bia và các đồ uống có chứa nhiều cồn khác; không nên hút thuốc.

Chế độ sinh hoạt

Để phòng ngừa và hạn chế các cơn đau do bệnh thoái hóa khớp gây ra thì trong sinh hoạt cũng như ăn uống, nên lưu ý những điều sau đây:

Giảm cân, cải tạo cơ địa, thay đổi các thói quen xấu làm tăng chịu lực của khớp (ngồi xổm, xách nặng…).

Giảm cân là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi nó sẽ giúp giảm áp lực cho khớp. Người béo phì thường kèm thoái hóa khớp, cho nên người béo phì cần cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp.

Tập luyện: Tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi đau, đi với gậy chống nếu cần, các động tác nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn các khớp, tránh tình trạng để cho các khớp bị “ì”, ít hoạt động.

Vật lý trị liệu: Mục đích tránh teo cơ, duy trì độ vận động của khớp. Cường độ tập luyện cần điều chỉnh tùy từng bệnh nhân, tùy từng vị trí của thoái hóa mà có các bài tập khác nhau

Phát hiện và điều trị sớm các dị dạng bẩm sinh, điều trị tích cực bệnh lý xương khớp kèm theo
Chi tiết…

BẠI LIỆT VÌ XEM NHẸ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP

11:16 AM |

Thoái hóa khớp được xem là căn bệnh gây tàn phế hàng đầu hiện nay và chủ yếu xuất hiện những người ở tuổi trung niên và người già nên bệnh thoái hóa khớp nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Hiện vẫn có rất nhiều người vẫn xem nhẹ căn bệnh này và khi phát hiện thì bệnh đã rất nặng dẫn đến bại liệt.


BẠI LIỆT VÌ XEM NHẸ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thoái hóa khớp này như do tuổi thọ cao, sự lão hóa các bộ phận, thể trọng và lao động nặng nhọc dẫn đến bị thoái hóa lớp sụn. Theo thống kê từ các bác sĩ, có khoảng 30% số người trên 35 tuổi và hơn 60% số người trên 65 tuổi mắc bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp nhưng chủ yếu là do tuổi tác và sự già đi của cơ thể tùy vào từng môi trường và điều kiện sống khác nhau của mỗi người. Thực tế, thoái hóa khớp thường biểu hiện ở 3 vị trí: Cột sống, khớp gối và khớp háng.

Bệnh thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi. Nguy hiểm ở chỗ khi khớp bị thoái hóa sẽ bị hư hoàn toàn và biến dạng, vẹo vào trong, gây đau đớn khi đi lại, sụn hư hoàn toàn gây tàn phế. Theo các bác sĩ, 95% các trường hợp thay khớp gối và khớp háng là do thoái hóa. Bệnh thoái hóa khớp là bệnh thường gặp nhất, chiếm 30-35% các bệnh xương khớp. Bệnh này thường đi kèm với bệnh loãng xương và ảnh hưởng đến số đông phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Ngoài gánh nặng tuổi tác, hậu quả của quá trình lao động nặng nhọc cũng gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, theo bác sĩ Thư, số đông người bệnh vẫn chủ quan, coi thường bệnh dẫn đến khi bệnh trở nặng mới tìm đến bác sĩ hay tìm cách phòng ngừa.

Bảo vệ sụn khớp là vấn đề quan trọng

Con người không thể tránh khỏi quy luật lão hoá tự nhiên của cơ thể nói chung và sụn khớp nói riêng. Mặc dù vậy, để tránh cơ thể tự hủy hoại sụn khớp và các bệnh xương khớp khác, bên cạnh vận động phù hợp, hạn chế nguy cơ mắc bệnh liên quan, điều quan trọng là giúp hệ miễn dịch nhận ra sụn khớp là cực kỳ quan trọng để bảo vệ và tái tạo sụn hiệu quả nhất. 

Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng, khi UC-II vào cơ thể bằng đường uống, ngoài việc được hấp thu để nuôi dưỡng sụn khớp, một phần UC-II sẽ giữ nguyên cấu trúc phân tử và trình diện trước hệ miễn dịch. Chính sự trình diện lặp đi lặp lại này khiến hệ miễn dịch nhận ra sụn khớp là “người nhà”, loại bỏ “lỗi hệ thống” trước đó, khi nhầm lẫn sụn khớp là “kẻ ngoại lai” cần tiêu diệt. Phát kiến này mang đến cái nhìn hoàn toàn mới cho thế giới về bệnh khớp là qua cơ chế đáp ứng miễn dịch, khi có hiện tượng viêm sụn xảy ra, UC-II sẽ làm hoạt hóa tế bào T-Regular (tế bào T điều hòa) giúp quá trình viêm ở sụn diễn ra chậm hơn, đồng thời làm giảm hoạt tính của tế bào T-Killer, từ đó giảm sự phá hủy sụn khớp.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, những người khỏe mạnh dùng UC-II (40mg/ngày) mang lại nhiều tác động tốt cho khớp hơn giả dược: Biên độ sử dụng khớp rộng hơn (80% so với 75%), thời gian phát khởi cơn đau khớp nhẹ sau vận động lâu hơn (2,8 phút so với 1,4 phút), hạn chế cứng khớp và cải thiện đáng kể sự gấp duỗi của khớp…

Tuy nhiên, ngoài phát minh trên, những người muốn phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp cũng cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là tập luyện thể thao theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Theo bác sĩ Anh Thư, với những người mắc bệnh này tuyệt đối không được tự ý tiêm khi không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Chi tiết…

NIỀM HY VỌNG MỚI CHO NGƯỜI THOÁI HÓA KHỚP

8:37 PM |
Bệnh thoái hoá khớp hay viêm khớp thoái hoá có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào. Tuy nhiên thoái hoá khớp lớn thường gặp hơn, nhất là những khớp chịu lực nhiều như khớp gối, khớp háng và khớp cổ chân. Nguyên nhân gây ra có thể do lạm dụng sức chịu đựng của khớp, do chấn thương, lão hoá, béo phì, tật bẩm sinh, bệnh thống phong, tiểu đường, các bệnh lý nội tiết...

Niềm hy vọng cho người thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp háng khiến người bệnh đi lại khó khăn vì khớp này gánh trọng lượng cơ thể nhiều nhất. Bệnh nhân thường đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đau tăng khi cử động hay đứng lâu và đi khập khiễng. Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng liên quan đến tình trạng hư sụn khớp và mọc các gai xương. Cơn đau xuất hiện khi thay đổi tư thế, đi đứng, chạy nhảy, nếu bệnh nhân hạn chế vận động và nghỉ ngơi thì cơn đau cũng giảm theo. Khi bị thoái hóa nặng, các cơn đau khủng khiêp diễn ra thường xuyên hơn và bệnh nhân bị hạn chế cử động khớp háng.

Việc điều trị bệnh thoái hóa khớp háng hiện nay còn phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể dùng các phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu (chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại và tập vật lý trị liệu…). Khi bệnh nặng hơn, có thể dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, corticoid hay các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm theo đơn của bác sĩ. Mặc dù các thuốc này giúp giảm đau, chống viêm nhanh, nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng trong thời gian dài như: loét dạ dày tá tràng, độc gan thận và cơ quan tạo máu... Ngoài ra, khi tổn thương nặng, mất khả năng vận động, bệnh nhân cần phải thay khớp để duy trì khả năng vận động.

Tìm đến bác sĩ thì bệnh đã trở nặn

Khi những cơn đau đớn kéo dài, không thể tiếp tục công việc, hạn chế vận động, có khi đến mức không thể tự thực hiện được những sinh hoạt cá nhân tối thiểu... người bệnh mới cầu cứu bác sĩ.

Điều khiến cho người bệnh chủ quan với bệnh tật của mình là thoái hóa khớp không phải bệnh lý cấp tính. Quá trình thoái hóa khớp diễn ra âm thầm bên trong khớp, dần bào mòn và phá hủy lớp sụn bao phủ đầu xương, làm mất chức năng phân tán lực và bảo vệ đầu xương.

Chú H.(58 tuổi, Hà Nội) mắc phải chứng bệnh thoái hóa khớp háng nhiều năm. Gần đây nhất cơn đau hành hạ liên tục khiến chú không thể chuyên tâm làm việc và đỉnh điểm hơn hết khi cơn đau dai dẳng khiến chú không thể đi lại được mà phải nằm viện suốt 20 ngày liền và cần sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Chú H. sốt cao và các xét nghiệm máu cho thấy nhiểu khả năng bị viêm hoặc nhiễm trùng. Lo lắng cho chồng, cô L. (vợ chú H.) đã liên hệ trực tiếp với văn phòng thông tin liên lạc bệnh viện Raffles tại Hà Nội để được hỗ trợ thêm. Sau 2 ngày làm việc và lo tất cả các thủ tục, cuối cùng thì chú H. cũng được chuyển thẳng đến bệnh viện Raffles Singapore. Sau khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm lâm sàng, bác sĩ Andrew khuyên chú H. nên nhanh chóng làm phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng nhằm giúp chú khắc phục tình trạng hiện tại và trở về cuộc sống thường nhật. Và ca phẫu thuật được thực hiện chiều ngày hôm sau kéo dài suốt 4 giờ.

Text Box: Bệnh viện Raffles là bệnh viện tư tuyến trên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Singapore và Đông Nam Á. Với hơn 30 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, thương hiệu Raffles đồng nghĩa với uy tín và chất lượng cao.Các bệnh nhân Việt Nam khi đến với bệnh viện Raffles sẽ nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn miễn phí trong suốt quá trình từ việc nhận tư vấn từ xa của bác sĩ, đặt lịch hẹn, sắp xếp chuyến đi, nơi ở, gia hạn visa, và hỗ trợ dịch thuật khi gặp bác sĩ.Bác sĩ Andrew chia sẻ:”xương chú H. bị mòn, thoái hóa nặng, xưng tấy và viêm, khiến chú không thể cử động. Tuy nhiên, mọi vấn để đã hoàn toàn được giải quyết, chú H. sẽ nhanh chóng hồi phục và trở về cuộc sống thường nhật.”

Chú H. được xuống giường tập đi cùng dụng cụ hỗ trợ và sự hướng dẫn của nhân viên vật lý trị liệu 2 ngày sau ca phẫu thuật. Cảm giác vui mừng khi được đứng lại trên chính đôi chân của mình, chú H. tâm sự:”Khi xuống máy bay, nhìn thấy xe cứu thương của bệnh viện Raffles tôi biết mình sẽ được cứu sống. Gia đình rất hạnh phúc và cám ơn bác sĩ Andrew đã giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn này”. Sang đến ngày thứ 3 sau ca phẫu thuật, chú H. đã có thể tự di chuyển bằng gậy chuyên dụng và xuất viện sau 5 ngày nằm viện.

Bác sĩ Andrew cho biết: “Phẫu thuật thay khớp háng theo phương pháp xâm lấn tối thiểu là phương pháp mới với nhiều lợi ích rõ rệt so với phương pháp thay khớp háng truyền thống. Bệnh nhân sẽ ít đau hơn, hiệu quả thẩm mỹ tốt hơn và thời gian hồi phục nhanh hơn. Phương pháp này hiện đang được thực hiện tại bệnh viện Raffles, Singapore. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Bệnh nhân cần làm đủ các xét nghiệm, khám lâm sàng và thảo luận kỹ với bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất với điều kiện sức khỏe của mình. Đồng thời do chất lượng khớp háng nhân tạo mới bảo đảm độ bền tới 30 năm, hiện đang mang lại hạnh phúc cho hàng triệu - triệu người bệnh liên quan đến khớp háng”
Tham khảo bài viết

Chi tiết…

HỎI ĐÁP VỀ BỆNH ĐAU KHỚP GỐI

6:32 PM |
Hỏi: Tôi năm nay 27 tuổi, sau khi sinh con đầu lòng được khoảng 6 tháng 2 khớp gối của tôi đau kinh khủng, tôi không thể đứng quá lâu, ngồi lâu một chỗ. Nửa đêm đang ngủ, các khớp gối đau nhức khiến tôi hay phải tỉnh giữa đêm. Tôi không biết mình bị sao nữa? Có cách nào để giảm bớt triệu chứng đau khớp gối của tôi không? (Mai Linh – Hoàng Hóa, Thanh Hóa)




Bác sĩ trả lời:
Chào bạn!
Tình trạng đau khớp gối là khớp dễ bị tổn thương nhất trong cơ thể và đau khớp gối là một trong những triệu chứng hay gặp nhất. Đau khớp gối có thể là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khớp khác nhau như chấn thương khớp gối, viêm khớp gối, thoái khóa khớp gối, hoặc nguy hiểm hơn là các bệnh u ác tính, các bệnh mạch máu..

Hầu hết ở độ tuổi như bạn, nếu chỉ là đau khớp gối đơn thuần không có điểm đau có định và không kèm theo tình trạng viêm khớp sưng nề, nóng đỏ vùng khớp gối thì bạn cần lưu ý thêm tới các nguyên nhân gây chấn thương khớp gối. Xem gần đây bạn có bị đau do chấn thương ngã, hay bước hụt chân, đi dép quá cao, tập thể dục quá mạnh … hoặc do khớp luôn ở một tư thế cố định quá lâu.

Trong trường hợp của bạn, bạn chỉ nêu các triệu chứng chung chung nên rất khó để chẩn đoán bệnh. Bạn cần tới thăm khám tại các trung tâm y tế hoặc gặp bác sỹ riêng để xác định rõ tính chất đau khớp.

Để giảm bớt triệu chứng đau khớp gối mà bạn mô tả, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đau khớp gối, từ đó các bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho bạn.

Dưới đây là một số cách giúp giảm đau tạm thời cho khớp gối của bạn:
  • Chườm đá: Tuy là giải pháp tạm thời nhưng cách chườm đá có tác dụng như một chất gây mê làm dịu cơn đau. Bạn có thể sử dụng đá khối hoặc đá viên đặt trong túi nhựa để chườm. Bạn nên bọc khăn bông bên ngoài túi đá chườm để tránh tiếp xúc trực tiếp với da.
  • Tránh va chạm mạnh: Đương nhiên là với tình trạng khớp gối của bạn đang bị đau như vậy bạn nên lưu ý tránh các va chạm tới đầu gối khi tham gia một số hoạt động như chạy bộ và đi bộ đường dài ở khu vực đồi núi.
  • Chọn giầy phù hợp : Hãy kiểm tra lại độ cao của đôi giầy bạn đang mang, nếu là giầy cao gót, giầy làm từ vật liệu cứng và không chắc chắn, biết đâu đó là tác động gây đau hơn cho khớp gối của bạn.
  • Chú ý tư thế ngồi : Giả sử rằng công việc của bạn đang phải ngồi nhiều, bạn hãy chú ý đến tư thế ngồi của bạn. Nếu ghế quá thấp, bạn phải gập khớp gối liên tục gây khó chịu; nếu ghế quá cao, bạn phải tìm chỗ đỡ chân khiến khớp gối bị mỏi. Tiến sĩ Dilip Nadkarni, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình về khớp gối cho rằng chiếc ghế ngồi phù hợp với chiều cao của bạn giúp khớp gối tạo một góc uốn thoải mái, đứng lên hoặc ngồi xuống dễ dàng. Ngồi vắt chéo chân hoặc sử dụng đồ đạc thấp có thể dẫn đến các bệnh về khớp sau này.
  • Hạn chế ăn mặn: Bởi nếu bạn ăn quá nhiều muối có thể gây tích nước và phù; làm tăng áp lực lên khớp gối và dẫn đến đau nhức.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi, hi vọng có thể giải đáp phần nào câu hỏi của bạn về bệnh đau khớp gối.


Chúc bạn sức khỏe!
Tham khảo bài viết khác


Chi tiết…

BÀI TẬP DÀNH CHO NGƯỜI BỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI VÀ HÁNG

9:07 PM |
Bệnh thoái hóa khớp gối và háng là nguyên nhân gây ra đau và hạn chế vận động ở người cao tuổi. Thói quen tập thể thao không làm biến mất tình trạng thoái hóa nhưng có thể làm giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hiệp hội Thấp khớp Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến việc tập thể thao là một phần quan trọng trong chương trình điều trị thoái hóa khớp.

Chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một chương trình luyện tập thành công bao gồm:
  • Chương trình tập học đi bộ cơ bản ba tháng, sau đó là 15 tháng đi bộ tại nhà.
  • Chương trình đi bộ cơ bản gồm đi bộ trên đường tập đi trong nhà ba lần mỗi tuần.
  • Sau đó là chương trình đi bộ ở nhà gồm ba lần mỗi tuần đi bộ trên con đường gần nhà. Mỗi lần tập cần mười phút làm nóng và làm nguội với 40 phút tập duy trì nhịp tim ở khoảng 50-70% nhịp tim tối đa.

Các bài tập có kháng lực tiến hành song song với bài tập hiếu khí nêu trên. 40 phút tập bài tập kháng lực gồm hai lần tập với mỗi lần khoảng 12 lần lặp lại động tác bao gồm chín động tác: duỗi cẳng, gập cẳng, bước lên bậc tam cấp, nhón gót, hai tay kéo tạ hay vật nặng, ngồi nâng vật nặng bằng hai tay từ sau ót lên, gập duỗi khuỷu với vật nặng và nghiêng xương chậu.

Trọng lượng vật nặng hay tạ được bắt đầu bằng số ký nhẹ nhất (khoảng 1kg) và tăng dần sao cho người tập có thể thực hiện hai đợt, mỗi đợt khoảng mười lần lặp lại động tác. Khi người tập đạt đến mức cảm thấy bình thường và có thể thực hiện 12 lần lặp lại động tác mỗi đợt tập trong vòng ba ngày liên tiếp thì có thể nâng trọng lượng tạ lên.

Các bạn có thể đọc thêm bài viết : "Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả".

Theo Tuoi tre - BS. Tăng Hà Nam Anh
Chi tiết…

CHƯỜM NGẢI CỨU PHÒNG THOÁI HÓA KHỚP CHI TRÊN THEO ĐÔNG Y

9:22 PM |
Hoạt động thể lực mạnh hay thoái hóa khớp vai

Chứng thoái hóa khớp vai hay gặp ở người hoạt động thể lực mạnh và có tư thế, động tác gây sai cơ như người hay đánh tenis, đẩy kéo các vật nặng, công nhân, nông dân lao động nặng với các nghề quai búa, cuốc đất, quét dọn... 

Người bị bệnh thoái hóa khớp lúc đầu thấy triệu chứng mỏi khắp vùng vai dần đến đau các khớp vai, lan tỏa thẳng lên vai, cổ hoặc chạy xuống khuỷu tay gây đau dữ dội, không vận động được, hạn chế nhiều trong lao động và sinh hoạt.
Đối tượng thứ hai cũng hay gặp chứng thoái hóa khớp vai là những người thường xuyên nằm ngủ sai tư thế, khi đè nén lên khớp vai, lâu dần các dây thần kinh bị chèn ép, tắc mạch máu và dẫn đến đau, nhức...

>> Đọc thêm : Cách làm giảm những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống hiệu quả nhất

Chườm nóng - biện pháp cơ bản
Khi có dấu hiệu khớp vai bị tổn thương, bạn bị đau, nhức không vận động được thì điều đầu tiên người bệnh nên làm là chườm nóng. Nếu bạn có đèn hồng ngoại hoặc máy massage hồng ngoại thì chỉ cần day chúng lên vùng vai bị đau nhức nhiều ngày sẽ cho kết quả.

Nếu không có đèn thì có thể sử dụng bằng cách chườm của Đông y như sau: Ngải cứu thái nhỏ trộn với giấm ăn, không cho muối, xào nóng nhẹ rồi cho vào miếng vải bọc đắp lên chỗ đau. Sau đó bạn dùng tay hoặc túi chườm nóng bằng điện, hay chiếc bàn là đã được làm nóng (rút điện ra) đặt lên bọc ngải cứu đó day nhiều lần sẽ giảm đau nhanh.

Vận động - phương pháp bền vững

Để phòng và điều trị lâu dài tình trạng thoái hóa khớp vai thì người bệnh nên hằng ngày tập các bài dưới đây:
  • Bài 1 - xoay khớp vai: Dồn lực vào quanh vai xoay trước, sau khoảng 30 lần.
  • Bài 2 - vận động đổi chiều: Đưa 2 tay về trước ngực, rồi đưa khuỷu tay ra phía lưng, lại đưa về ngực. Làm như vậy 30 lần.
  • Bài 3 - kéo đẩy: Đặt một tay vào bàn hoặc ghế, những vật nặng để tạo sức kép đẩy, rồi dùng lực như kéo, đẩy một vật gì nặng, làm 30 lần và đổi tay.
  • Bài 4 - rung lắc: Tay vịn vào thành ghế, lắc vai theo chiều trước ra sau, sau ra trước, trên xuống dưới và dưới lên trên. Động tác này làm 30 lần.
  • Bài 5 - thư giãn: Trong lúc ngồi nghỉ ngơi thì cho 2 tay đan chéo nhau đặt lên đầu để máu ở vùng tay về tim dễ dàng, giúp lưu thông khí huyết, khỏi chứng tê tay, nhức tay.
Tổn thương khớp khuỷu tay
Trong các chi trên, ngoài khớp vai ra thì khớp khuỷu tay cũng hay gặp tổn thương mà khó chữa. Nguyên nhân chủ yếu sai tư thế hoăc sang chấn, vô tình đập khuỷu tay vào tường hoặc vật cứng dẫn đến đau vùng khuỷu tay, khó vận động. Lúc đầu, nếu va chạm, sang chấn gây chấn thương, phù nề thì tuyệt đối không được chườm nóng mà nên chườm lạnh, sau khi hết sưng, vẫn còn đau thì áp dụng các biện pháp chườm nóng như trên và tập một số động tác sau:
  • Bài 1: Gấp tay vào, duỗi ra, vận động khớp khuỷu tay theo các chiều trước, sau, trên, dưới.
  • Bài 2: Vận động kéo đẩy, rung lắc như trên.
Để phòng tránh thoái hóa khớp vai, khớp khuỷu tay. Mọi người cần tránh lao động nặng, mang vác và ngồi, đứng sai tư thế, nên bổ sung cái loại sụn tự nhiên đặc chế từ con nghêu (hến), kết hợp với vitamin B như B1, B6, B12 và D3 thì rất có hiệu dụng.
Theo TS Nguyễn Văn Chương (nguyên Chủ nhiệm Khoa Nội - Nhi, Y học cổ truyền, Bệnh viện Bắc Thăng Long)
Chi tiết…

NÊN TẬP MÔN THỂ THAO NÀO KHI BỊ THOÁI HÓA KHỚP?

8:15 PM |
Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng các khớp gối bị mòn lớp sụn bề mặt khớp, tổn thương lớp xương dưới sụn. Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở những người cao tuổi.

Theo bác sĩ Ngô Thành Ý, khoa Y học thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), khớp gối là khớp rất quan trọng vì đây là khớp vận động nhiều nhất và chịu sức nặng của toàn cơ thể vì thế khớp gối cũng dễ bị thoái hóa.
Nên tập môn thể thao nào khi bị thoái hóa khớp?

Bệnh nhân bị bệnh này thường thấy đau vùng khớp gối, cảm thấy khớp bị cứng lúc vừa ngủ dậy, nghe tiếng kêu trong khớp khi co duỗi gối.

Trường hợp nặng khớp bị biến dạng, vẹo. Trên phim X - quang thấy khớp gối có nhiều gai xương và hẹp khe khớp. Thoái hóa khớp gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh.

Bác sĩ Thành Ý cho hay, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, cảm giác sưng khớp khó chịu. Với các trường hợp nặng việc co duỗi gối sẽ khó khăn, người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hỗ trợ gây cản trở các sinh hoạt bình thường.

Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể uống thuốc hằng ngày, hoặc bổ sung các thuốc trực tiếp vào khớp để giúp cho khớp giảm ma sát khi vận động, tái tạo lại lớp sụn bề mặt bị tổn thương.

Với trường hợp nặng, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sẽ phải phẫu thuật cắt lọc mô viêm, lấy bỏ sạn khớp. Nặng hơn, bệnh nhân có khả năng phải thay khớp nhân tạo để đảm bảo chức năng.

Bác sĩ Thành Ý phân tích, việc hiểu đúng bệnh rất quan trọng giúp người bị thoái hóa khớp lựa chọn môn thể thao phù hợp để tham gia.

Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh không nên đi bộ nhiều vì sẽ làm cho khớp gối bị thoái hóa nhanh hơn. Bác sĩ Thành Ý cho biết, khi đi bộ, khớp gối chịu lực ma sát lớn nên càng dẫn tới lớp sụn bề mặt bị mòn nhanh.

Mặt khác, với người già thường bị bệnh tim mạch nên không thể chơi những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức khỏe như quần vợt, bóng đá...

Do đó, để tăng cường sức khỏe, bệnh nhân nên chuyển sang các môn thể thao như: tập dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội. Đây là những môn thể thao an toàn cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp vì giúp rèn xương khớp dẻo dai mà còn tốt cho cả hệ tuần hoàn, hô hấp.

>> Đọc thêm : Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả
Chi tiết…

NÊN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG BỆNH THOÁI HÓA KHỚP ?

2:49 AM |
Ông cha ta từ xưa có câu: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Đó luôn là 1 chân lý muôn đời! Khi mà tuổi thọ con người già đi thì chúng ta càng có cơ hội đối mặt với thoái hóa khớp cao hơn và phòng chữa bệnh xương khớp để có cơ thể khỏe mạnh hơn. 


Nên làm gì để phòng bệnh thoái hóa khớp


Vậy làm sao để phòng ngừa hay đúng hơn là làm chậm sự xuất hiện của bệnh, chúng ta phải làm sao? Gác bỏ qua 1 bên yếu tố di truyền có tính chất “định mệnh” và thời gian “không ngăn cản được”, các yếu tố gây thoái hóa khớp gối khác chúng ta có thể tác động được.

- Trước hết là phòng tránh chấn thương, tai nạn. Nếu ko may bị gãy xương hoặc bong gân, nên chọn cho mình những người thầy thuốc chuyên khoa vững tay nghề để được điều trị đúng mức, không nên dễ dãi điều trị ở các “lang vườn, bác sĩ không chuyên”.


- Phòng chống nhiễm trùng khớp, đặc biệt tránh lạm dụng việc chích corticosteroid vào khớp và kiểm soát các bệnh mạn tính nếu có. Cần phát hiện kịp thời các hệ tật bẩm sinh hệ cơ – xương – khớp và điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao, bảo đảm chế độ làm việc và vệ sinh lao động để có một hệ cơ – xương – khớp “trẻ trung và vững chắc”, tránh mập phì, tránh các bệnh nghề nghiệp…


- Khi phát hiện bị thoái hóa khớp gối , điều quan trọng là không lo âu, hốt hoảng, bình tĩnh nhìn vào sự thật, chấp nhận “sống chung hòa bình” với bệnh nếu có triệu chứng. Còn nếu chỉ có thấy tổn thương X-quang mà không có triệu chứng thì chẳng có gì mà đáng phàn nàn. Điều cốt lõi là tìm hiểu xem bệnh thoái hóa khớp có đi kèm bệnh lý nào khác không để nhờ bác sĩ kiểm tra đến nơi đến chốn. Đồng thời phải xây dựng chế độ làm việc, sinh hoạt thích hợp , bảo vệ tối đa khớp bị bệnh, tập vật lý trị liệu đúng bài bản, sử dụng thuốc 1 cách cẩn trọng và đúng mức theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Vấn đề phẩu thuật được đưa ra khi cần thiết.


Suy cho cùng bản thân thoai hoa khop là một phần của cuộc đời người (và của cả động vật có hệ xương – khớp), bệnh chỉ gây phiền toái nhưng không gây tử vong. Âu cũng là chuyện thường tình khi qua một thời gian chịu đựng sức đè nén (tổng cộng có thể lên tới hàng triệu tấn) thì khớp bị hư mòn, thoái hoá. Thế nên cần phải thích nghi với bệnh để vẫn mãi yêu đời mà sống. Điều vần suy nghĩ là chăm sóc, bảo vệ các khớp đã có quá trình phục vụ, cống hiến và “tu sửa, bảo dưỡng” khớp khi cần.

Bài viết tham khảo

Chi tiết…

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP HIỆU QUẢ

12:00 AM |
Căn bệnh thoái hóa khớp là một trong những loại bệnh về xương khớp khá phổ biến trước giờ. Theo như số liệu đã thống kê được thì khoảng 80% tỉ lệ nữ giới bị bệnh thoái hóa khớp gối chiếm nhiều hơn so với nam giới. Vậy muốn chữa bệnh thoái hóa khớp gối ta nên làm gì ???. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về bệnh thoái hóa khớp gối là gì? Và phương pháp điều trị như thế nào để đạt hiệu quả nhất?

Thuốc thoái hóa khớp
* Bệnh viêm xương vai
* Thuốc điều trị bênh thoái hóa khớp



PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP HIỆU QUẢ


Thoái hóa khớp (còn gọi là hư khớp, viêm xương khớp) là bệnh lý cơ xương khớp thường gặp nhất trên lâm sàng. Vị trí bị thoái hóa khớp có tỷ lệ cao nhất là: 



Cột sống thắt lưng 31% 

Cột sống cổ 14% 

Khớp gối 13% 

Riêng thoái hóa khớp gối có tỷ lệ mắc bệnh đứng hàng thứ 3, nhưng đứng đầu thoái hóa khớp ở các chi và đang là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động và tàn tật ở người có tuổi.
Chi tiết…

TÌM HIỂU VỀ BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP

9:28 PM |
Viêm xương khớp là bệnh về khớp chủ yếu ảnh hưởng đến sụn và là nguyên nhân chính cho bệnh thoái hóa khớp. Sụn là mô trơn bao bọc các đầu xương của khớp. Sụn khỏe mạnh cho phép các xương trượt qua nhau. Sụn cũng giúp làm giảm sốc vận động. Khi bị viêm xương khớp, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi. Điều này khiến cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau. Việc cọ xát gây đau, sưng và mất khả năng cử động khớp. Theo thời gian, khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu của nó


Bệnh thoái hóa khớp và chữa viêm khớp
Bệnh thoái hóa khớp và chữa viêm khớp
Người bị viêm xương khớp thường bị đau khớp và vận động kém đi. Không giống như một số dạng viêm khớp khác, viêm xương khớp chỉ ảnh hưởng đến các khớp mà không ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Thấp khớp – dạng phổ biến thứ hai của bệnh viêm khớp – ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể ngoài các khớp. Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất.
Chi tiết…

CẨN THẬN VỚI NHỮNG ÂM THANH LẠ TRONG CƠ THỂ

1:49 AM |
Hãy cảnh giác với những tiếng rắc rắc ở vai, cổ, đầu gối hay tiếng ù ù trong tai, cảm giác nghe thấy tiếng tim đập... Vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang trục trặc và là nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớpDưới đây là những âm thanh lạ cảnh báo sức khỏe của bạn đang trong tình trạng bất ổn. Hãy tham khảo để tự đoán bệnh cho mình nhé.


1. Tiếng rắc rắc ở vai khi với lên cao: Khớp vai có thể bị viêm


Theo David Geier, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Charleston (Mỹ) thì hiện tượng này là do tình trạng viêm của Bursa (một túi chứa đầy dịch nhỏ) ở giữa các đầu xương bả vai và dây chằng gây ra. Nếu bạn cảm thấy có những cơn đau kèm theo thì rất có thể khớp vai bị tổn thương, sụn dọc ở vai cũng bị tổn thương. Lúc này, bạn cần đến bác sĩ chỉnh hình để được thăm khám cẩn thận.


2. Tiếng rắc rắc ở cổ khi nghẹo đầu sang bên: Tổn thương ở khớp giữa đốt sống cổ
Chi tiết…

XƯƠNG BỊ VÔI HÓA LÀ DO THỪA HAY THIẾU CANXI ?

12:21 AM |
Xương bị vôi hóa biểu hiện đa dạng, gai xương chính là một biểu hiện của thoát hóa khớp. Trước đây giới y học cho rằng xương bị vôi hóa do thừa Canxi. Nhưng chúng ta lại thấy mâu thuẫn là xương bị vôi hóa với chứng loãng xương cùng phát sinh. Trong một cơ thể con người không thể tồn tại hai hiện tượng trái ngược nhau vừa thừa Canxi lại vừa thiếu Canxi.


Qua theo dõi lâm sàng nhiều ca bệnh, phân tích số lượng lớn các cứ liệu khoa học, cuối cùng các nhà khoa học đã đi đến kết luận là xương bị vôi hóa cũng liên quan đến thiếu Canxi. Bởi vì khi cơ thể thiếu Canxi tuyến cận giáp trạng phải làm công việc điều chuyển Canxi từ xương vào máu. Do tuyến cận giáp trạng tác động Canxi từ xương chuyển vào máu quá mức cần thiết nên Canxi dư thừa lại được trả về xương và các tổ chức khác nhau trong cơ thể.



Do mạch máu phân bổ trong cơ thể không đều nên nơi nào mà các mao mạch phân bổ dày hơn thì Canxi trở về nhiều hơn. Các khớp xương là nơi phân bổ mạch máu khá dày, cho nên gai xương thường hay phát sinh ở các khớp xương, các đốt sống..


Xương bị vôi hóa thường gặp là:

Vôi hóa đốt sống cổ

xương bị vôi hóa là do thừa hay thiếu canxi

Biểu hiện ban đầu của chứng bệnh là đau mỏi ở cổ, dần dần làm cho người bệnh cảm thấy đau tăng lên, đau lan ra vai, tay tê, tay cầm nắm không chắc, khi nuốt cảm thấy vướng.
Chi tiết…

NHỮNG CÁCH ĐƠN GIẢN GIÚP BẠN KHÔNG BỊ THOÁI HÓA KHỚP

7:10 PM |
Trước đây, thoái hóa khớp là căn bệnh ở người cao tuổi. Tuy nhiên, gần đây thoái hóa khớp thường thấy ở người trẻ, dưới 40 nhiều người cũng bị thoái hóa khớp. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp?


Những cách đơn giản giúp bạn không bị thoái hóa khớp
hình minh họa
Thoái hóa khớp thường gặp ở những người làm việc căng thẳng. Ngoài ra còn một nguyên nhân trước đây ít gặp nhưng nay khá phổ biến là bệnh béo phì. Hiếm gặp hơn là các nguyên nhân về di truyền (gen) hay khiếm khuyết bẩm sinh về xương khớp.
Chi tiết…

BẢO VỆ XƯƠNG KHỚP TỪ KHI CÒN TRẺ TỐT NHẤT HIỆU QUẢ NHẤT

7:04 PM |
Theo quy luật lão hóa tự nhiên, loãng xương và thoái hóa khớp thường được mặc định là “bệnh của người già”. Tuy nhiên các bạn tẻ có thể chủ động làm chậm quá trình lão hóa này bằng lối sống lành mạnh với dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện thể dục thường xuyên.


Tập thể dục bảo vệ xương khớp


Cơ thể chúng ta luôn tồn tại hai quá trình song song: xây dựng và phân hủy. Khi còn trẻ, quá trình xây dựng diễn ra mạnh mẽ nên cơ thể có sức đề kháng tốt, dễ dàng chống chọi với bệnh tật và xương khớp cũng vậy.

Ngược lại, khi bước vào ngưỡng cửa lão hóa, quá trình xây dựng bắt đầu chậm lại so với quá trình phân hủy dẫn đến khoáng xương dần mất đi, chức năng các khớp xương cũng bắt đầu suy giảm. Điều tất yếu là xương dễ giòn gãy, các khớp đau nhức, khó co dũi vì thiếu chất nhờn ở các đầu sụn. Tuy nhiên, hiện nay các triệu chứng loãng xương, đau khớp ngày càng xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi hơn, ngay từ tuổi 30. Đó là do yếu tố chủ quan: lối sống thiếu vận động và bữa ăn thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho xương.

Nhân viên văn phòng thường ít vận động và thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự khỏe mạnh của xương khớp

Nói về lối sống ít vận động thì dân làm việc văn phòng xếp hàng thứ nhất. Một nghiên cứu cho thấy mỗi ngày đối tượng này dành đến 5 giờ 41 phút ngồi một chỗ tại bàn làm việc. Điều đó ngăn cản sự trao đổi chất và thúc đẩy quá trình lão hóa cơ thể diễn ra nhanh hơn, bao gồm cả xương khớp. Lý giải về lối sống lười vận động, dân văn phòng thường cho rằng họ không có thời gian vì áp lực công việc. Đây cũng là lý do vì sao họ thường không có thời gian thưởng thức một bữa ăn hoàn chỉnh dẫn đến khiếm khuyết các dưỡng chất cần thiết cho sự khỏe mạnh của xương khớp.

Làm gì để xương khớp luôn khỏe mạnh?

Các bệnh liên quan đến xương khớp thường rất âm thầm và không gây hậu quả nặng nề tức thời nên ít được mọi người quan tâm chăm sóc hơn. Ngay cả người lớn tuổi, các khớp xương đau nhức thì họ vẫn cho rằng “bệnh già ấy mà, ai mà chẳng vậy, lo gì!”. Còn với người chưa già, họ vẫn mang tâm lý “cậy sức trẻ”, cho rằng mình còn khỏe và không cần phải lo lắng bệnh của người già, trong khi họ đang có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Vì vậy bạn nên có một chế độ sinh hoạt khoa học, cụ thể:

-Vận động thường xuyên, liên tục sẽ giúp các khớp xương luôn trơn chu, không bị khô cứng, dù bạn đang ngồi làm việc, đang nằm dài đọc sách hay xem ti vi, hãy thường xuyên thay đổi tư thế: đứng dậy, vươn vai, hít thở…

-Giảm cân: cân nặng dư thừa sẽ gây thêm gánh nặng đè lên các khớp xương, thậm chí có thể làm thoái hóa các đốt sụn. Hơn nữa, mỡ thừa trong cơ thể còn làm phát sinh thêm các chất gây viêm, khiến cho các cơn đau khớp ngày càng trầm trọng. Nguy hiểm nhất là mỡ tập trung ở vùng bụng có khả năng làm gia tăng các chất tiền viêm – cykotine.

-Không giãn căng cơ thể trước khi luyện tập: các chuyên gia khuyên bạn không nên giãn căng cơ thể trước khi luyện tập vì nó làm co thắt các cơ, làm tăng nguy cơ rách cơ. Những người thường xuyên bị đau hoặc bị viêm khớp, động tác giãn căng cơ thể trước khi luyện tập có thể khiến các khớp xương bị tổn thương thêm.

-Có nhiều động tác khởi động phù hợp với mỗi hình thức vận động như với bơi lôi, có thể lần lượt đá hai chân vào khoảng không với mục đích làm ấm cơ bắp và giúp các khớp trở nên dẻo dai hơn.

-Chọn tư thế tốt: dù bạn đứng hay ngồi, hãy luôn luôn giữ người thật thẳng. Tư thế tốt sẽ bảo vệ cho các khớp xương của bạn.

-Chườm đá lạnh khi khớp sưng đau: Đá lạnh là thuốc chống đau tự nhiên rất hiệu ngiệm. Nó làm giảm sự đau đớn và sưng phồng. Nếu như các khớp xương của bạn đang “biểu tình”, hãy chườm đá lạnh lên chỗ đau khoảng 20 phút. Tuy nhiên, trước khi chườm, hãy bọc đá trong một túi vải nhỏ. Không để đá tiếp xúc trực tiếp với da.

-Hạn chế dầu hướng dương và dầu ngô: hai loại dầu này đều mang đến quá nhiều các chất béo thuộc nhóm Omega-6 nên nếu sử dụng quá nhiều dầu hướng dương, dầu ngô trong nấu nướng sẽ tăng nguy cơ gây viêm nhiễm các khớp xương.

Thêm gia vị trong nấu nướng: thêm vào món ăn những gia vị như gừng, nghệ có tác dụng giảm nguy cơ bị viêm khớp và làm chậm quá trình viêm.

Ăn cá: các loại cá béo như cá thu, cá trích, cá hồi, cá ngừ… mang đến các axit béo Omega 3 (EPA và DHA) có khả năng kháng viêm khớp xương.
Chi tiết…

THOÁI HÓA KHỚP BÀN TAY Ở NGƯỜI CAO TUỔI CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG ?

6:08 PM |
Bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay ở người cao tuổi tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây cản trở nhiều trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
Bệnh thoái hóa khớp bàn tay ở người cao tuổi có chữa được không



Càng lớn tuổi, thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay càng dễ phát triển. Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là một bệnh khớp gặp ở cả nam lẫn nữ nhưng nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay, trong đó tuổi tác và giới tính cần quan tâm nhất.

Bệnh thường xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỉ lệ 2/3 các trường hợp thoái hóa khớp bàn tay, cổ tay.



Tuổi đời càng càng cao, bệnh thoái hóa khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay nói riêng càng gia tăng do hiện tượng lão hóa các chức năng của cơ thể đặc biệt đối với nữ giới do suy giảm lượng hoóc-môn sinh dục. Sự thoái hóa khớp là do lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay nói riêng giảm sút một cách đáng kể và từ từ làm cho tổ chức sụn khớp thiếu chất dinh dưỡng. Trong khi sự thiếu hụt ngày càng gia tăng, sưc chịu đựng của sụn khớp càng ngày càng giảm bởi các tác động hàng ngày, liên tục lên khớp. Những người phải làm việc nhiều với bàn tay của mình như phụ nữ làm công việc nội trợ (giặt giũ, lao động tay chân…), béo phì, gia tăng trọng lượng… càng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay nói riêng. Sự thoái hóa khớp cũng hay gặp ở bàn tay, ngón tay nào vận động nhiều hơn. Người thuận tay phải thì khớp bàn tay phải va khớp các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa cũng sẽ dễ bị thoái hóa hơn các khớp bàn tay trái không thuận và khi bị thoái hóa thì các khớp bàn tay phải cũng có biểu hiện nặng hơn, thoái hóa, biến dạng khớp nhiều hơn. Trong các trường hợp viêm đa khớp dạng thấp, hiện tượng thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay cũng chiếm tỉ lệ cao hơn các khớp khác.



Ngoài ra, cũng nên đề cập đến hiện tượng thoái hóa khớp do sự thiếu hụt canxi. Tỉ lệ người thiếu hụt canxi chiếm đa số là người lớn, trong đó đáng chú ý nhất là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.



Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay cũng có thể gặp sau chấn thương, gãy xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc một số bệnh rối loạn chuyển hóa như bệnh đái tháo đường. Đối với người cao tuổi còn có một nguyên nhân nữa là ít vận động cơ thể hoặc lười vận động.



Triệu chứng.

Thường bệnh được biểu hiện sau khi nghỉ ngơi một thời gian dài như sau ngủ dậy hoặc sau khi ngủ buổi trưa. Có một số triệu chứng cần quan tâm là đau, cứng khớp.

Đau xảy ra khi vận động, gọi là đau kiểu cơ học và giảm đau khi các khớp được nghỉ ngơi (không cử động, không vận động). Đau chỉ biểu hiện ở mức nhẹ hoặc trung bình, thời gian kéo dài khoảng từ 15 - 30 phút, có khi lâu hơn, tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của tổn thương khớp. Các khớp bị đau đôi khi còn bị sưng nhẹ.

Biểu hiện cứng khớp thường rõ ràng hơn nhiều. Cứng khớp xuất hiện lúc mới ngủ dậy buổi sáng sớm hoặc sau giấc ngủ buổi trưa, biểu hiện như khó cứ động hoặc cử động không mềm mại, uyển chuyển và dần dần bàn tay sẽ khó thực hiên các thao tác trong sinh hoạt hàng ngày như cầm nắm đồ vật không chắc (có khi cầm không chắc bị rơi đồ vật)… Các cơ ở bàn tay, ngón tay cũng sẽ bị teo nhỏ dần và các khớp bàn tay, ngón tay bị biến dạng.

Để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay thì ngoài các triệu chứng lâm sàng còn có thể chụp X-quang khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay. Kỹ thuật chụp X-quang tuy đơn giản nhưng giúp cho bác sĩ khám bệnh chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Trên các phim chụp bàn tay, ngón tay bị thoái hóa khớp có thể thấy hiện tượng mọc gai xương, hẹp các khe khớp, mất vôi, hình dải, khuyết xương, xói mòn hoặc khuyết xương hoặc biến dạng khớp…

Nếu có điều kiện cũng nên tiến hành một số xét nghiệm như máu lắng, CRP (C - Reactive Protein), xác định yếu tố dạng thấp RF (Rheumatoid Factor)… Những trường hợp nghi ngờ bị thoái hóa khớp nên được khám bệnh sớm để xác định và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng về xương khớp. Vì vậy, sau khi được chẩn đoán là thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay nên tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ khám bệnh, nhất là các bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

Phòng bệnh như thế nào?

Những đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp bàn tay, cổ tay (phụ nữ làm việc chân tay nhiều, những người nội trợ…) tránh lao động nặng, nhọc. Khi làm việc với đôi tay của mình, nên có thời gian nhất định để bàn tay được nghỉ ngơi không làm việc liên tục nhiều giờ liền. Trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong lao động nếu có máy móc thay thế cho bàn tay, nên tận dụng (ví dụ máy rửa bát đĩa, cối xay thịt…).

Sau mỗi buổi sáng ngủ dậy nên tập nhẹ nhàng các khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay. Nếu có điều kiện nên ngâm bàn tay vào nước muối sinh lý, ấm, mỗi ngày khoảng 2 lần (sáng và tối trước khi đi ngủ), mỗi lần khoảng 10 phút. Tránh hiện tượng tăng cân, ăn uống hợp lý, năng vận động cơ thể. Nếu mắc một số bệnh về chuyển hóa hoặc chấn thương bàn tay, ngón tay nên điều trị dứt điểm và theo chỉ định của bác sĩ.
Bài viết chọn lọc


Chi tiết…

BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG ?

2:18 AM |
Gai cột sống chính là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng can-xi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống. Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.


BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG



Làm sao để khắc phục tình trạng đau nhức do gai cột sống gây ra mà không dùng thuốc tây. Bài thuốc nam sau đây có thể các bạn sẽ rất ngạc nhiên, nhưng nếu dùng rồi hiệu quả của nó sẽ khiến hài lòng và thêm yêu quý thuốc nam.

Bài thuốc đơn giản chữa gai cột sống bằng thuốc nam

Nguyên liệu:

- Một con cá lóc khoảng 200 – 250 gram

- Đọt non của xương rồng ba chia (như hình) loại này hay trồng làm hàng rào, mỗi đọt dài khoảng 10cm, lựa đọt non (có màu xanh lợt tươi).

Chú ý: khi mua xem kĩ có giống xương rồng như trong hình không nhé vì xương rồng ba chia cũng có nhiều loại, mỗi loại có một tính năng khác nhau, có loại không chữa được bệnh này.

Cách làm:

- Dùng kéo tỉa bỏ hết gai của xương rồng, rửa sạch, sau đó bào thành lát mỏng (bào mỏng như bào khổ qua)

BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG  1
xương rồng chữa gai cột sống hiệu quả

- Cho 3 muỗng cafe muối vào xương rồng đã bào, bóp đều để làm giảm mủ xương rồng, sau đó xã nước sạch hết muối, rồi lại cho vào 3 muỗng cafe muối bóp tiếp lần nữa để tan mủ, lần sau này xã nhiều lần nước cho hết muối.

- Cá lóc làm thật sạch nhớt, bỏ bộ đồ lòng.


benh gai cot song co chua duoc khong 3

Chữa gai cột sống bằng thuốc nam với cá lóc và xương rồng

Cho cá lóc và cả xương rồng đã làm xong vào nồi. Đổ vào một chén nước, rồi mở lửa riu riu nấu cho đến khi gần cạn nước (khoảng 15 phút), cá chín là tắt lửa (không được nêm bất cứ gia vị nào) Ăn hết cá, xương rồng (có thể chia ra ăn vài lần cho đở ngán nhưng không để qua đêm).

BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG  4


Nấu và ăn 5 ngày liên tiếp như vậy là xong một liều điều trị, sau đó có thể cảm nhận mọi đau nhức do gai cột sống tạo nên đã biến mất. Không khó khăn mấy với cách ăn này phải không các bạn ???

Khi dùng bài thuốc này hết bệnh mọi người nên dành một chút thời gian để tập thể dục buổi sáng, đó là cách tốt nhất để kéo chậm hoặc ngừa nguy cơ suy giảm cơ, xương và khớp, bởi vì khi có tuổi, xương mất đi độ đặc, khớp trở nên cứng, ít linh hoạt hơn và hệ cơ cũng giảm. Thể dục đều đặn là một trong những khả năng giúp cải thiện chức năng đề kháng của con người.
Tham khảo bài viết khác


Chi tiết…

BÀI TẬP DÀNH CHO BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI TỐT NHẤT

1:39 AM |
Những bài tập vận động nhẹ nhàng hàng ngày, rất có ích cho người bệnh thoái hóa khớp gối, tránh được biến chứng cứng khớp do bệnh đã điều trị lâu ngày mà không đạt được hiệu quả tốt.

bài tập dành  cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối tốt nhất
Ảnh minh họa
1.Động tác số 1:


Nằm trên sân cứng 2 chân duỗi thẳng gập cẳng chân và đùi, gập đùi vào bụng sau đó trở về tư thế ban đầu làm 15-20 nhịp.
2.Động tác số 2:
Nằm co 2 chân, hai bàn tay đặt lên 2 gối xoay tròn theo chiều kim đồng hồ 15-20 nhịp rồi quay ngượi chiều kim đồng hồ 15-20 nhịp.

3.Động tác số 3:
Ngồi thẳng trên 1 chiếc ghế, chân để vuông góc với đùi đá chân đau về phía trước chếch với đùi 1 góc 150 độ giữ vài dây rồi trở về tư thế ban đầu.

4.Động tác số 4:

Ngồi như động tác 3 để thẳng chân với mặt ghế giữ vài giây trở lại tư thế ban đầu
Lặp lại động tác 10 lần

5.Động tác số 5:

Đứng thắng, lấy mũi chân làm trụ quay tròn gối theo chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ trong 3 phút

6.Động tác số 6:
Đứng hơi cúi, hai tay đặt lên 2 gối quay 2 gối theo chiều kim đồng hồ rồi làm ngược lại trong 1 phút
Tham khảo các bài viết

Chi tiết…